Giải mã sức hút của bất động sản vùng ven Tp. Hồ Chí Minh

Thị trường bất động sản vùng ven trở thành mảnh đất màu mỡ để đầu tư. Nhà đất Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu sôi động, thậm chí “sốt đất”.

Khoảng 05 năm trở lại đây, bất động sản phía Nam không chỉ tập trung vào Tp. Hồ Chí Minh. Lượng khách hàng đổ xô về vùng ven tăng đột biến. Nhiều chuyên gia cho biết, hơn 60% nhu cầu nhà đất ở Tp. Hồ Chí Minh được giải quyết bởi nguồn cung ven đô.

Bất động sản vùng ven có sức hút lớn như hiện tại cũng hoàn toàn dễ hiểu vì:

Bất động sản Tp. HCM bão hòa, nguồn cung giảm mạnh

Từ năm 2015, số lượng dự án được triển khai trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu giảm rõ rệt. Thời điểm năm 2016 – 2017, khách hàng phải chật vật khi thị trường TP chứng kiến sự sụt giảm nguồn cung và sức cầu của toàn bộ thị trường.

Riêng trong năm 2019, số lượng đất nền trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh giả hơn 35% so với năm 2018. Bất động sản Tp. HCM chỉ đủ sức đáp ứng nhu cầu căn hộ chung cư.

Ngoài ra, việc thị trường bất động sản sụt giảm đã tác động khá lớn đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Theo Cục Thuế TP HCM, nhiều DN bất động sản nợ thuế từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng chây ỳ không nộp cho ngân sách nhà nước đã khiến số nợ thuế từ mảng nhà, đất trên địa bàn TP tăng cao vọt. Phần lớn người dân không thể đủ điều kiện tài chính mua nhà đất thành phố. Bất động sản các tỉnh lân cân bắt đầu trở thành gợi ý hợp lý.

Các thị trường ven đô dần bộc lộ tiềm năng

Cùng với chiến lược mở rộng sự phát triển ra vùng đô thị lân cận trong những năm vừa qua của TP HCM nên tốc độ phát triển về hạ tầng và việc mở rộng kết nối với các tỉnh lân cận đã được triển khai như: Đại lộ Phạm Văn Đồng, đường Mỹ Phước Tân Vạn, mở rộng xa lộ Hà Nội, Vành đai 2, Vành đai 3, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tuyến Metro số 1… Bất động sản các tỉnh vùng ven có điều kiện kết nối lý tưởng với Tp. Hồ Chí Minh.

Điển hình, các dự án tại Long An như Lavilla Green City hay khu dân cư Phúc An City vốn phải mất hơn 1 giờ đồng hồ để vào trung tâm thành phố, nay nhờ giao thông thuận tiện rút ngắn chỉ còn khoảng 40 – 45 phút. Ngay cả người dân làm việc ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không ngần ngại chọn mua nhà đất ở Bình Dương, Đồng Nai hay Long An.  Trên trang Đô Thị Việt trong thời gian gần đây, bất động sản vùng ven cũng chiếm sóng nhiều trong các bài viết. Trong đó, không ít dự án bất động sản tiềm năng được giới chuyên gia đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển.

Giá nhà đất vùng ven rẻ hơn 25 – 40% giá nhà đất thành phố

Xét về bài toán kinh tế, dĩ nhiên bất động sản vùng ven sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn. Thay vì phải bỏ ra hàng tỷ đồng để mua đất Tp. Hồ Chí Minh, khách hàng chỉ cần vài trăm triệu đã có rất nhiều lựa chọn ở khu vực vùng ven. 

Lợi thế giá rẻ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư phân bố vốn hiệu quả hơn. Điều này cũng có thể giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Thay vì nơm nớp lo sợ và trông chờ vào 01 dự án, nhà đầu tư hoàn toàn thoải mái hơn khi có thêm nhà đất đầu tư có khả năng sinh lời tốt từ các dự án khác.

Đất vùng ven sở hữu khả năng sinh lợi hấp dẫn

Dựa theo tỷ lệ tăng giá của các thị trường vùng ven, tỷ lệ tăng giá không hề thua kém nhà đất Tp. Hồ Chí Minh, nhiều điểm đất thậm chí còn cao hơn.

Điển hình như thị trường Long An, giá đất nền có biên độ tăng giá từ 15-30%, những điểm nóng có khi tăng dao động từ 60-80% một năm. Một thị trường khách như Bình Dương, mặt bằng giá đất thổ cư, nhà phố xây sẵn có mức giá tăng khoảng 15-20% trong vòng một năm, riêng các dự án đã có sổ đỏ mức tăng đạt từ 25%-30%/năm. 

Không phải ngẫu nhiên mà bất động sản ven Tp. Hồ Chí Minh hút khách. Tất cả đều dựa vào tiềm năng phát triển, trong nhiều năm tới các thị trường vùng ven sẽ tiếp tục thể hiện rõ rệt hơn khả năng phát triển của mình.

>>>> Xem thêm:

Bất động sản Tp. Tân An đang sôi động với phân khúc nhà phố

Không phải là đất nền, nhà phố mới là phân khúc sở hữu lượng giao dịch lớn nhất tại thị trường bất động sản Tân An đầu năm 2020.

Sở hữu lợi thế về vị trí địa lý, Tp. Tân An là trung tâm hành chính của tỉnh Long An. Đặc biệt, sau khi chính thức trở thành đô thị loại 2, Tân An càng có tiềm năng phát triển bất động sản nổi bật hơn. Từ năm 2018, hàng loạt dự án được phê duyệt triển khai trên địa bàn, trong đó phân khúc nhà phố được đặc biệt chú trọng.

Nhiều dự án nhà phố mở bán vào đầu năm 2020

Trong thời điểm thị trường gặp nhiều khó khăn, thế nhưng bất động sản Long An nói chung và nhà phố Tân An nói riêng vẫn đang tạo được sức nóng đáng kể. Theo thống kê sơ bộ từ các sàn giao dịch bất động sản, số lượng giao dịch thành công trong tháng 02/2020 đã tăng hơn 16% so với cuối năm 2019. Vào đầu tháng 3/2020, lượng khách hàng thành phố đổ xô về Tp. Tân An khảo sát thị trường và mua nhà đất vẫn liên tục tăng. Ở khu trung tâm hành chính, vào các dịp cuối tuần có thể đón hơn 100 lượt khách mỗi ngày.

Đặc biệt, giai đoạn dự án Lavilla Green City (khu đô thị trung tâm hành chính Tân An) mở bán, nhà đất liên tục sốt. Đây là dự án có vị trí rất đặc biệt, xung quanh đều là các khu hành chính – dịch vụ trọng điểm của thành phố. Với diện tích triển khai trong giai đoạn 1 lên đến 200ha, dự án sẽ đưa ra thị trường khoảng 800 căn nhà phố 1 trệt 2 lầu. Có thể nói, một phần sức hút của dự án này phải kể đến vai trò của thương hiệu. Lavilla Green City là dự án hợp tác giữa Tập đoàn Trần Anh Group và Đồng Tâm Group – đây là 02 doanh nghiệp bất động sản lớn và uy tín nhất tại Long An hiện nay.

Lavilla-green-city-tan-an-tran-anh-group

Giá nhà phố cao nhưng vẫn đông khách nhà khả năng sinh lợi hấp dẫn

So sánh với giá nhà phố của các thị trường lân cận như: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc hay Cần Đước,… giá nhà phố Tân An vẫn đang có hơn từ 10 – 22%. Cụ thể, so sánh giá nhà phố 1 trệt 2 lầu giữa nhà phố Lavilla Green City và nhà phố Phúc An Garden. 

  • Giá nhà phố Lavilla Green City ban đầu từ 3,2 tỷ/căn trở lên
  • Dự án Phúc An City, giá nhà phố bán đầu từ 1,47 tỷ/căn trở lên

Mức chênh lệch đã lên đến hơn 35%, trong khi đó cả 02 dự án này đều được triển khai bởi cùng chủ đầu tư là Tập đoàn Trần Anh Group và các tiêu chuẩn xây dựng sẽ giống nhau. Điều này cho thấy, giá nhà đất Tân An đang ở ngưỡng hấp dẫn. Sự sôi động của thị trường tại thời điểm này cũng có thể khẳng định về khả năng phát triển của bất động sản Tân An.

Các dự án nhà phố đáng chú ý tại Tân An

Nếu anh chị đang có ý định mua để sử dụng hoặc đầu tư nhà phố tại khu vực Tp. Tân An có thể tham khảo qua sản phẩm của 02 dự án sau đây:

  • Dự án nhà phố đường Hùng Vương nối dài, phường 6, Tp. Tân An
  • Dự án khu đô thị Lavilla Green City

Thông tin cụ thể về 02 dự án nhà phố vừa nên trên, anh/chị có thể tham khảo thêm trên trang Dự án Long An. Trên trang này cũng sẽ có thêm thông tin của rất nhiều dự án trọng điểm tại Long An được cập nhật thường xuyên.

>>>> Xem thêm:

Trần Anh Group và hàng loạt dự án khủng tại Long An

Tổng hợp những thông tin nổi bật về Tập đoàn Trần Anh Group và danh sách đầy đủ nhất các dự án đã và đang triển khai tại Long An.

Về Trần Anh Group

Chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007, sau 13 năm trưởng thành và phát triển, Trần Anh Group đã trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn tại Long An. Hiện tại, Tập đoàn Trần Anh Group đã tạo dựng được tiếng vang lớn đối với thị trường Long An và bắt đầu đánh sang các thị trường lân cận, đầu tiên là Bình Dương.

Lựa chọn bất động sản Long An là điểm khởi đầu và mảnh đất vàng để phát triển vững mạnh. Đến thời điểm này, Trần Anh Group đã mang lại cho người dân hàng ngàn cơ hội định cư lý tưởng và cơ hội làm giàu hấp dẫn.

a. Trụ sở chính và danh sách các sàn giao dịch

  • Trụ sở chính: Ấp mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An
  • Sàn giao dịch 584 Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 96A Tây Thạnh (quận Tân Phú, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 248 Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 289 Trường Chinh (quận 12, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 353 Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 408 Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 756-758 Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 824 u Cơ (quận Tân Bình, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 82 Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 534 Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 409 Trường Chinh (quận 12, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 894 Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM)
  • Sàn giao dịch 216 Đông Sài Gòn (Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Tp.HCM)

b. Danh sách các công ty con

  • Công ty CP bất động sản Trần Anh Long An
  • Công ty tư vấn – thiết kế An Thành An
  • Công ty xây dựng Trần Anh

Hiện tại, Trần Anh Group đang là chủ đầu tư, đơn vị phân phối và phát triển của nhiều dự án. Trong đó, sản phẩm chính mà Trần Anh Group chú trọng vẫn là bất động sản khu đô thị, khu dân cư và bất động sản nghỉ dưỡng. Hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như: tư vấn thiết kế công trình, xây dựng trọn gói & cung cấp các tiện ích nội ngoại thất. Trần Anh Group vẫn luôn khát vọng về một tập đoàn đa ngành chuyên nghiệp, kết hợp hài hòa giữa lợi ích công ty và lợi ích chung của cộng đồng.

Các dự án khủng của Trần Anh Group tại Long An

Tính đến năm 2020, Trần Anh Group đã triển khai hơn 20 dự án lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay Trần Anh Group đã triển khai nhiều dự án trọng điểm với quy mô hàng chục hecta. Đáng chú ý như:

a. Khu đô thị Phúc An City

  • Vị trí dự án: xã Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An
  • Quy mô: 100ha
  • Sản phẩm: nhà phố, biệt thự, chung cư giá rẻ, đất nền, condotel

b. Khu đô thị Lavilla Green City

  • Vị trí: đường Hùng Vương nối dài, phường 6, Tp. Tân An, Long An
  • Quy mô: 20ha
  • Sản phẩm: Nhà phố

c. Dự án Bella Vista

  • Vị trí: trung tâm huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
  • Quy mô: 70ha
  • Sản phẩm: đất nền, nhà phố, biệt thự, shophouse,..

d. Dự án biệt thự nghỉ dưỡng West lakes golf & villa Đức Hòa

  • Vị trí: Số 145, Tỉnh lộ 822, Ấp Chánh, Xã Tân Mỹ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.
  • Quy mô tổng thể: 120ha
  • Sản phẩm: biệt thự nghỉ dưỡng

Ngoài ra còn nhiều dự án đáng chú ý khác như: Dự án Solar City; Dự án nhà phố đường Hùng Vương nối dài, phường 6, Tp. Tân An; Dự án Trần Anh Riverside; Dự án Bảo Ngọc Residence; Dự án Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia; Dự án Khu dân cư nhà ở công nhân;…

Thông tin về các dự án này anh/chị có thể tham khảo trực tiếp trên website của Tập đoàn Trần Anh Group hoặc tại Trần Anh Long An

>>>> Xem thêm:

Dự án Phúc An City, Đức Hòa đã hoàn thiện pháp lý chưa?

Khu đô thị Phúc An City được triển khai từ năm 2016, thời điểm này dự án đã trải qua nhiều đợt mở bán. Tuy nhiên những sai phạm ở thời điểm đầu vẫn khiến nhà đầu tư không khỏi băn khoăn về tình trạng pháp lý hiện nay.

Mặc dù là dự án được triển khai xây dựng trên địa bàn Long An, tuy nhiên rất nhiều khách hàng và nhà đầu tư ở ở nhiều địa phương lân cận như: Tp. HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, BRVT,… đã mua hoặc đang quan tâm đến dự án này. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 70% sản phẩm của Phúc An City đã được bán ra. Trong đó hơn 300 sản phẩm đang được các chủ đầu tư bán lại để thu lợi nhuận. Hoạt động mua bán sôi nổi, tuy nhiên vấn đề về pháp lý dự án này vẫn được rất nhiều người quan tâm. Liệu pháp lý đã hoàn thiện chưa và có đáng đầu tư hay không?

Phúc An City đã hoàn thiện về pháp lý

  • Năm 2017: Được cấp phép tiến hành quy hoạch, san lấp mặt bằng theo bản đồ chi tiết 1/500
  • Năm 2018: Cụ thể ngày 30/5/2018 Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An đã ký Giấy phép xây dựng số 36/GPXD. Và sau đó tiếp tục cấp phép xây dựng mở rộng với tổng diện tích 100ha.
  • Nửa cuối năm 2018: Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và khởi công xây dựng Viện đường dưỡng Quốc tế Phúc An
  • Cuối năm 2018: Khởi động kinh doanh
  • Năm 2019 – 2020: tiếp tục thi công các hạng mục còn lại và triển khai hoạt động kinh doanh

Các thủ tục sang tên và cấp sổ đỏ đang được triển khai

Là một trong những yếu tố tạo nên sức hút của Phúc An City đối với khách hàng và nhà đầu tư ở thời điểm này chính là pháp lý và thời gian cấp sổ đỏ. Với lợi thế là dự án đã được triển khai các đây gần 04 năm, chủ đầu tư Trần Anh Group có đủ thời gian để hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan. Đặc biệt, đây là dự án lớn tại Đức Hòa, nên được các cơ quan chức năng giáp và kiểm tra thường xuyên.

Ngay thời điểm các dự án bất động sản trên địa bàn đang vướng phải vấn đề về pháp lý và bị khách hàng kiện cáo vì chậm cấp sổ đỏ thì Phúc An City lại tạo được niềm tin đáng kể. Sau các đợt mở bán, chủ đầu tư sẽ tiếp hành cấp sổ sau từ 6 – 24 tháng tùy theo sản phẩm. Mới đây, Phúc An City cũng đang chuẩn bị bàn giao hơn 500 sổ đỏ cho khách. Đặc biệt, chủ đầu tư sẵn sàng để khách cầm sổ chưa sang tên để tạo sự an tâm.

Đợt mở bán mới sẽ được diễn ra trong quý 1 năm 2020

Theo nguồn thông tin đáng tin cậy, trong quý 1/2020 Phúc An City sẽ mở thêm đợt mở bán mới. Đợt này sẽ tiếp tục bán 2 loại sản phẩm chủ yếu là đất nền và nhà phố. Tiếp tục là dự án đáng chú ý của bất động sản Long An năm 2020, dự án này sẽ giúp thị trường khởi sắc thời điểm đầu năm.

Để tiện theo dõi các thông tin liên quan đến dự án, anh/chị có thể theo dõi thêm trên Trần Anh Long An. Nếu có ý định mua ở đợt này, anh/chị nên liên hệ với chủ đầu tư để tham khảo các chính sách liên quan và sớm đặt cọc giữ chỗ vì số lượng sẽ không nhiều.

>>>> Xem thêm:

Thị trường bất động sản Long An diễn biến ra sao trong năm 2020

Gặt hái được nhiều thành công trong năm 2019, bất động sản Long An đang có tiền đề rất tốt để tiếp tục tạo nên các đột phá trong năm 2020.

Được giới chuyên môn đánh giá là 1 trong 5 thị trường bứt phá ngoạn mục trong năm 2020. Nhiều nhà đầu tư đang rất trông chờ vào những thể hiện của bất động sản Long An trong thời gian sắp tới. Chỉ trong 02 tháng đầu năm 2020, cả thị trường nhà đất tự do và bất động sản dự án tăng mạnh về lượng giao dịch. Dự kiến đến cuối năm 2020, sức hút của bất động sản Long An sẽ giúp thị trường này đạt tỷ lệ tăng giá khoảng 22%, lượt giao dịch tăng 30 – 45% so với cùng kỳ năm ngoái, số dự án phê duyệt triển khai tăng 1,5 lần.

Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau, thị trường này sẽ có những biến động khá thất thường.

Tổng thể tăng nhưng chủ đầu tư vẫn chật vật trong 04 tháng đầu năm

Theo các số liệu báo cáo tính đến cuối tháng 2/2020, tất cả các chỉ số vẫn đang tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các ảnh hưởng từ tình hình kinh tế, xã hội khiến hoạt động mua bán của nhiều dự án gặp khó khăn. Thời điểm này chủ đầu tư phải đẩy mạnh ngân sách cho các hoạt động quảng bá trực tuyến. Nhiều đợt mở bán, diễn đàn bất động sản buộc phải lùi lại thậm chí hủy do tác động của dịch bệnh.

Mặc dù lượng giao dịch mua bán vẫn đang khả quan, tuy nhiên các chủ đầu tư vẫn đang tìm các giải pháp dự phòng để duy trì doanh số nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài 2 – 3 tháng tiếp theo. Trên trang Tin tức thị trường, đề cập đến thị trường bất động sản đầu năm 2020 nhiều bài viết cho rằng tình trạng khó khăn về đầu ra sẽ kéo dài đến hết tháng 04/2020.

Các dự án ồ ạt mở bán, sốt đất vào giữa năm

Thị trường nhanh chóng sôi động trở lại vào thời điểm giữa. Hầu hết các dự án được triển khai xây dựng vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020 đều đang có kế hoạch mở bán vào từ tháng 6 trở. Với số lượng dự án được tỉnh Long An phê duyệt triển khai trong năm 2020 khoảng gần 300 và các dự án trước đó, đợt mở bán trọng điểm này nguồn cung có thể đạt hơn 10.000 sản phẩm bao gồm cả: đất nền, nhà phố, chung cư, shophouse, biệt thự.

Đây cũng sẽ là thời điểm được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để xuống tiền. Khoảng thời gian từ đầu năm đến lúc này đủ để tham khảo kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến dự án, đồng thời nguồn lực tài chính cũng đang ở thời kỳ ổn định. “Sốt đất” ở nhiều điểm sẽ tạo nên sức nóng đặc biệt cho thị trường. Không chỉ thúc đẩy giá nhà đất tăng vọt, lượng khách hàng đổ xô về Long An đầu tư sẽ đạt con số kỷ lục.

Đáng chú ý nhất thời điểm này là các dự án như:

Càng về cuối thị trường càng ổn định, lượng giao dịch tăng đột biến

Dần về cuối năm, các chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020 sẽ dần được hoàn thành sớm. Cùng với sự hoàn thiện của nhiều dự án cơ sở hạ tầng giao thông, từ các dự án bất động sản Long An dễ dàng kết nối với Tp. Hồ Chí Minh và các thị trường tiềm năng lên cận.

Cuối năm 2020, tiếp tục sẽ là danh sách hàng loạt dự án mới được phê duyệt triển khai trong năm 2021. Cùng với quy luật của thị trường, lượng giao dịch quý 04 sẽ tăng ít nhất 35% so với quý 3. Thị trường sôi động nhờ các chính sách khuyến mãi, chiết khấu từ chủ đầu tư nhằm đạt đạt doanh số đề ra.

DCIM\100MEDIA\DJI_0005.JPG

Có thể nói, năm 2020 tiếp tục là một năm thành công của bất động sản Long An. Không chỉ diện mạo thị trường được thay đổi tích cực, mở rộng cơ hội đầu tư mà mảnh đất vào này đã tạo điều kiện cho hàng ngàn người làm giàu từ bất động sản. Sự khởi sắc này có thể được duy trì trong 3 – 5 năm năm tiếp theo. Đến năm 2025, bất động sản Long An sẽ trở thành một trong những thị trường trung tâm ở phía Nam.

>>>> Xem thêm:

Công Phượng “lập công” với CLB Bỉ

Chỉ mới đặt chân đến CLB Sint-Truidense V.V (STVV) chưa lâu nhưng Công Phượng đã giúp đội bóng mới đạt được chỉ số thống kê ấn tượng trên mạng xã hội Facebook của Bỉ.

Dù những tin tức gần đây đánh giá Công Phượng đang gặp khó khăn tại Bỉ, sợ rằng lịch sử như hai lần qua Hàn và Nhật sẽ lặp lại, tuy nhiên phía cầu thủ này chia sẻ mình đang rất thoải mái với cuộc sống ở đây.

Theo báo chí Bỉ, fanpage STVV là 1 trong 4 tài khoản có số lượng người theo dõi tăng mạnh nhất trên Facebook Bỉ vào tháng 7/2019. Số lượng người theo dõi fanpage STVV tăng từ khoảng 30.000 lên gần 80.000 chỉ sau 1 tháng. Tờ Het Belang van Limburg nhận định: “Chỉ có một người chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng này, đó là CP15, người được biết nhiều hơn với cái tên Công Phượng, người Việt Nam mới gia nhập CLB, người chưa thể đảm bảo một vị trí trong đội hình chính thức của HLV Marc Brys”.

Công Phượng có cuộc sống thoải mái tại Bỉ

Thông tin Công Phượng gia nhập STVV cách đây 1 tháng đã gián tiếp đưa trang này thành địa chỉ được người hâm mộ Việt Nam chú ý nhiều hơn khi một cầu thủ ra nước ngoài thi đấu, rất hiếm để có thể cập nhật thông tin của họ thường xuyên. Câu chuyện này cũng đã từng xảy ra với Yokohama FC (Nhật Bản) hay Incheon United (Hàn Quốc).

Điểm đặc biệt trong cách khai thác thông tin của fanpage STVV và báo chí Bỉ nằm ở việc họ không khai thác liên tục với Công Phượng, thậm chí là rất ít mà tỏ ra cân bằng giữa các cầu thủ, kể cả họ là siêu sao, đội trưởng hay người gắn bó lâu năm với CLB.

Ngoài STVV, top 4 gồm toàn những cái tên đình đám như tiền vệ Eden Hazard, cầu thủ chuyển từ CLB Chelsea (Anh) đến Real Madrid (Tây Ban Nha) với giá 90 triệu bảng (khoảng 2500 tỷ đồng), “đại tiệc âm nhạc” Tomorrowland và DJ Charlotte De Witte.

Xem thêm:

Kinh tế Việt Nam chững lại vì Mỹ – Trung

Trái ngược với những dự đoán “hưởng lợi”, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với không ít “vạ lây” từ mối căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Ông Vũ Tiến Lộc – chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN cho biết, trong 6 tháng đầu năm có đến 70% nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng từ cuộc thương chiến, trong đó, Việt Nam cũng đã ghi nhận tình trạng vốn FDI chững lại và sự giảm tốc về xuất khẩu.

Theo ông Lộc, trong nửa đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 122,72 tỉ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, tốc độ tăng chỉ còn bằng chưa đầy một nửa so với 6 tháng đầu năm 2018. Về đầu tư FDI, tính đến 20-6-2019, vốn đầu tư tăng thêm và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 18,47 tỉ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ 2018.

Việt Nam "vạ lây" từ thương chiến Mỹ - Trung

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu số 1 của Việt Nam khiến cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi lượng lớn hàng Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tiến vào. Nhiều hàng hóa Trung Quốc giả mạo xuất xứ để “thâm nhập” cũng như hưởng lợi về thuế khi xuất khẩu. Điều này gây ra diễn biến không mấy thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, cánh cửa hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc cũng thu hẹp khi quốc gia này đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nội địa. Trong 6 tháng qua, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đều giảm, chỉ tăng ở thị trường Mỹ.

Thực tế đã chỉ ra những dự đoán ban đầu đã hoàn toàn đi ngược lại, Việt Nam hầu như không hưởng lợi gì cuộc thương chiến. “Các tác động tiêu cực rõ nhất của thương chiến đến nền kinh tế Việt Nam là sự giảm tốc của GDP, kết quả thu hút FDI chững lại và xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng qua giảm” – ông Lộc nói.

Trước diễn biến này, ông Lộc cảnh báo các doanh nghiệp khi sản xuất, kinh doanh cần phải tính đến sự bất lợi, tiêu cực của cuộc thương chiến, không nên chủ quan cho rằng chúng ta được hưởng lợi từ cuộc thương chiến này.

Xem thêm:

Hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ tràn vào Việt Nam

Trước những biến căng thẳng của cuộc chiến Thương mại Mỹ – Trung, Đồng nhân dân tệ đang có dấu hiệu giảm giá, tăng nguy cơ hàng hóa Trung Quốc giả mạo xuất xứ tràn vào Việt Nam.

Nguyên nhân trực tiếp khiến Đồng NDT liên tiếp giảm giá là do Mỹ tố cáo Trung Quốc chủ động thao túng tiền tệ, tức là làm mất giá NDT tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Nhưng thực tế cho thấy, đồng NDT cũng mất giá thực sự chứ không chỉ do họ chủ động.Với tình trạng này, Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh khi xuất khẩu hàng ra nhiều nước nhưng cũng là nguy cơ rút lui của làn sóng FDI tại quốc gia này.

Hiện tại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam. Do đó, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ nhập siêu và sự cạnh tranh khốc liệt khi hàng Trung Quốc giá rẻ liên tiếp tràn vào thị trường. Đáng lo lắng hơn là hiện tượng hàng Trung Quốc giả mạo hàng hóa có xuất xứ “Made in Vietnam” để hưởng ưu đãi thuế khi xuất ra nước ngoài.

hàng Trung Quốc gian lận xuất xứ

Thậm chí hàng nhập về đã kèm cả phiếu bảo hành bằng tiếng Việt với đủ thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ doanh nghiệp, trung tâm bảo hành tại Việt Nam… để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu. Ngoài ra, cũng có trường hợp doanh nghiệp nhập hàng từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài… nhưng sau đó thay nhãn mác mới ghi “made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” khi bán tại thị trường nội địa.

Vì vậy, trước thực trạng này, các doanh nghiệp phải tự mình nâng cao chất lượng, uy tín thương hiệu của hàng hóa Việt Nam để cạnh tranh một cách lành mạnh với các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng sẽ phải tăng cường hơn nữa các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam để tránh những tổn thất đến người tiêu dùng.

Xem thêm:

Bàn về các quy định “Made in Vietnam”

Theo Dự thảo Thông tư của Bộ Công Thương về hàng hóa “Made in Vietnam”, nhiều quan điểm cho rằng con số 30% VAC có quá thấp để công nhận sản phẩm có xuất xứ Việt Nam.

Như thông tin đã đưa, vào chiều 14/8 vừa qua, Bộ Công Thương đã có buổi trao đổi với báo chí về dự thảo Thông tư quy định hàng “Made in Vietnam”, cụ thể là các quy định xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Trả lời về thời gian đưa ra dự thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Trần Quốc Khánh cho biết, trong việc quy định thế nào là hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam, Bộ trước đó đã đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, các văn bản này chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu để hưởng ưu đãi thuế. Với hàng hóa sản xuất và sau đó lưu thông trong nước, việc ghi nước xuất xứ được thực hiện theo Nghị định số 43/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, là lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, không phải của Bộ Công Thương. Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc tự xác định và chịu trách nhiệm về nước xuất xứ hàng hóa phát sinh khá nhiều bất cập, do đó, Bộ Công Thương đã chủ động đề xuất nghiên cứu, dự thảo Thông tư lần này.

hàng hóa có xuất xứ Việt Nam

Về quy định chỉ cần hàm lượng 30% đã được coi là hàng hóa Việt Nam, Thứ trưởng cho biết dự thảo Thông tư này được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của ta chỉ cần đáp ứng VAC 30% là được các nước bạn hàng công nhận là xuất xứ Việt Nam. Đặt ra mức cao hơn không phải điều khó khăn, muốn cao hơn vẫn có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên, nếu quy định ở mức cao hơn, sẽ xuất hiện tình huống cả thế giới công nhận nhưng riêng Việt Nam lại không công nhận một sản phẩm nào đó là sản phẩm của mình.

Thực tế cả Mỹ lẫn Thụy Sĩ, trong đàm phán với Việt Nam, đều tha thiết đề nghị ta áp dụng quy tắc VAC 30% hay chuyển đổi mã số hàng hóa cho tuyệt đại đa số sản phẩm công nghiệp của họ, không ai đề nghị 50% hay 60% cả, trừ đối với một vài mặt hàng cực kỳ nhạy cảm như may mặc, ô tô.

Về ý kiến lo ngại, việc tự xác định và ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” không biết có đảm bảo chính xác không và khả năng Nhà nước có cơ quan đứng ra đánh giá và cấp giấy công nhận, Thứ trưởng Khánh cho biết, ban soạn thảo chưa bao giờ tính đến khả năng này bởi cơ chế “đánh giá – công nhận” sẽ thực sự là gánh nặng cho cả doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý. Vì vậy, khi thông tư này chính thức ban hành, việc thực hiện dựa trên sự tự giác của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ can thiệp để phân xử khi phát sinh tình huống cần thiết.

Xem thêm:

Đăk Lăk – kênh đầu tư địa ốc phong phú

Với lợi thế về quỹ đất, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch, các tỉnh Tây Nguyên là lựa chọn hợp lý trong giá cả cho các nhà đầu tư bất động sản; mua vào rồi chờ thời cơ bán ra hoặc tiến hành những dự án có tác động lớn đến diện mạo khu vực. Trong đó, Đăk Lăk đang là điểm dừng chân của nhiều dự án tầm cỡ.

Sự dịch chuyển của làn sóng đầu tư

Được biết, trong báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng chỉ ra sự bùng nổ cơn sốt đất nền từ đầu năm 2019 diễn biến mạnh mẽ tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, và lan lan rộng ra cả các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

xu hướng đầu tư bất động sản Tây Nguyên

Như các chuyên gia đã nhận định, đầu tư bất động sản tỉnh lẻ nói chung là sự lựa chọn an toàn đối với các nhà đầu tư vì giá đất mềm, quỹ đất sạch còn nhiều và đa dạng, dư địa tăng giá lại ổn định nên phù hợp với số đông, nhất là người mới tham gia thị trường.

Mặt khác, thực tế cho thấy khu vực Tây Nguyên đang thiếu trầm trọng các dự án nhà ở, khu đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chất lượng sống của những người khá giả trên địa bàn. Do đó, đây là cơ hội để nhà đầu tư phát triển dự án nhà ở, thương mại, thậm chí là cả du lịch,…

Tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Trước hết, phải kể đến lợi thế về tài nguyên thiên nhiên tiềm năng phát triển nông nghiệp. Với diện tích tự nhiên rộng lớn, khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, vùng đất này hoàn toàn có nền móng để hình thành một nền công nghiệp hiện đại. Hiện Đăk Lăk là tỉnh trọng điểm phát triển cây cà phê, tiêu, cao su, bơ của cả nước, trong đó cà phê đã định hình được thương hiệu trên thị trường quốc tế; người ta vẫn gọi đây là “thủ phủ cà phê”.

Ngoài ra, Đăk Lăk còn là miền đất hứa trong phát triển năng lượng tái tạo. Cụ thể, khảo nghiệm cho thấy năng lượng mặt trời ở đây dao động từ 4,3 – 5,7 triệu kwh/m2, số giờ nắng cao đạt từ 2.000 – 2.600 giờ/năm; điện gió có tổng công suất quy hoạch là 1.452 MW, tập trung tại các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ. Với những thông số này, việc hình thành những cánh đồng điện gió, điện mặt trời sẽ rất khả thi, đưa Đăk Lăk trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của cả nước.

Đăk Lăk mang nhiều giá trị văn hóa

Hơn nữa, nếu xét về du lịch thì địa phương này còn là nơi có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc thu hút du khách nhờ nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kết hợp nền văn hóa độc đáo. Trong bối cảnh bất động sản du lịch thăng hoa thì đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư cân nhắc, bởi khách quan mà nói, vùng đất này là nơi quy tụ những tinh hoa văn hóa đặc thù của cộng đồng người khu vực Tây Nguyên.

Sự vượt trội trong hệ thống hạ tầng giao thông cũng là lợi thế giúp Đăk Lăk làm tốt nhiệm vụ thu hút đầu tư. Nhờ vào sân bay và các tuyến quốc lộ có ý nghĩa liên kết, việc di chuyển từ Đăk Lăk đến các tỉnh thành khác như Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng,… đều rất thuận lợi.

Tạo bước nhảy vọt cho thị trường bất động sản

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 vừa diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đăk Lăk đã trao Quyết định Chủ trương đầu tư cho 40 dự án với tổng vốn đăng ký là 71.619 tỷ đồng.

nhiều dự án quy mô tại Đăk Lăk

Trước đó, tỉnh cũng đã phê duyệt quyết định đầu tư 100 dự án trên địa bàn với tổng số vốn hơn 4.000 tỷ đồng. Nổi bật như Khu công nghiệp Phú Xuân tại huyện Cư M’gar; Nhà máy điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn AES (Mỹ); Nhà máy cấp nước sạch tại huyện Krông Ana… Đặc biệt, dự án Khu du lịch sinh thái, sân golf hồ Ea Kao với diện tích 400 ha được kiến tạo để trở thành sân golf 27 lỗ và khu biệt thự nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế.

Hàng loạt các dự án tầm cỡ được phê duyệt đầu tư đã thu hút các nhà phát triển bất động sản đến thị trường này để tìm kiếm cơ hội mới, hứa hẹn sẽ có sự hoàn thiện diện mạo đáng kể cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ khi chọn mua nhà đất ngoại tỉnh bởi không phải đất ở khu vực nào của các tỉnh lẻ cũng có tính thanh khoản cao. Dù giá mềm nhưng nếu không phù hợp với đặc tính của dân cư trong tỉnh thì việc ra hàng sẽ rất khó khăn. Do đó, trước khi rót tiền, nhà đầu tư nên nghiên cứu và khảo sát kỹ thị trường.

Xem thêm: