Công Phượng “lập công” với CLB Bỉ

Chỉ mới đặt chân đến CLB Sint-Truidense V.V (STVV) chưa lâu nhưng Công Phượng đã giúp đội bóng mới đạt được chỉ số thống kê ấn tượng trên mạng xã hội Facebook của Bỉ.

Dù những tin tức gần đây đánh giá Công Phượng đang gặp khó khăn tại Bỉ, sợ rằng lịch sử như hai lần qua Hàn và Nhật sẽ lặp lại, tuy nhiên phía cầu thủ này chia sẻ mình đang rất thoải mái với cuộc sống ở đây.

Theo báo chí Bỉ, fanpage STVV là 1 trong 4 tài khoản có số lượng người theo dõi tăng mạnh nhất trên Facebook Bỉ vào tháng 7/2019. Số lượng người theo dõi fanpage STVV tăng từ khoảng 30.000 lên gần 80.000 chỉ sau 1 tháng. Tờ Het Belang van Limburg nhận định: “Chỉ có một người chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng này, đó là CP15, người được biết nhiều hơn với cái tên Công Phượng, người Việt Nam mới gia nhập CLB, người chưa thể đảm bảo một vị trí trong đội hình chính thức của HLV Marc Brys”.

Công Phượng có cuộc sống thoải mái tại Bỉ

Thông tin Công Phượng gia nhập STVV cách đây 1 tháng đã gián tiếp đưa trang này thành địa chỉ được người hâm mộ Việt Nam chú ý nhiều hơn khi một cầu thủ ra nước ngoài thi đấu, rất hiếm để có thể cập nhật thông tin của họ thường xuyên. Câu chuyện này cũng đã từng xảy ra với Yokohama FC (Nhật Bản) hay Incheon United (Hàn Quốc).

Điểm đặc biệt trong cách khai thác thông tin của fanpage STVV và báo chí Bỉ nằm ở việc họ không khai thác liên tục với Công Phượng, thậm chí là rất ít mà tỏ ra cân bằng giữa các cầu thủ, kể cả họ là siêu sao, đội trưởng hay người gắn bó lâu năm với CLB.

Ngoài STVV, top 4 gồm toàn những cái tên đình đám như tiền vệ Eden Hazard, cầu thủ chuyển từ CLB Chelsea (Anh) đến Real Madrid (Tây Ban Nha) với giá 90 triệu bảng (khoảng 2500 tỷ đồng), “đại tiệc âm nhạc” Tomorrowland và DJ Charlotte De Witte.

Xem thêm:

Kinh tế Việt Nam chững lại vì Mỹ – Trung

Trái ngược với những dự đoán “hưởng lợi”, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với không ít “vạ lây” từ mối căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Ông Vũ Tiến Lộc – chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN cho biết, trong 6 tháng đầu năm có đến 70% nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng từ cuộc thương chiến, trong đó, Việt Nam cũng đã ghi nhận tình trạng vốn FDI chững lại và sự giảm tốc về xuất khẩu.

Theo ông Lộc, trong nửa đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 122,72 tỉ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, tốc độ tăng chỉ còn bằng chưa đầy một nửa so với 6 tháng đầu năm 2018. Về đầu tư FDI, tính đến 20-6-2019, vốn đầu tư tăng thêm và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 18,47 tỉ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ 2018.

Việt Nam "vạ lây" từ thương chiến Mỹ - Trung

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu số 1 của Việt Nam khiến cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi lượng lớn hàng Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tiến vào. Nhiều hàng hóa Trung Quốc giả mạo xuất xứ để “thâm nhập” cũng như hưởng lợi về thuế khi xuất khẩu. Điều này gây ra diễn biến không mấy thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, cánh cửa hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc cũng thu hẹp khi quốc gia này đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nội địa. Trong 6 tháng qua, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đều giảm, chỉ tăng ở thị trường Mỹ.

Thực tế đã chỉ ra những dự đoán ban đầu đã hoàn toàn đi ngược lại, Việt Nam hầu như không hưởng lợi gì cuộc thương chiến. “Các tác động tiêu cực rõ nhất của thương chiến đến nền kinh tế Việt Nam là sự giảm tốc của GDP, kết quả thu hút FDI chững lại và xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng qua giảm” – ông Lộc nói.

Trước diễn biến này, ông Lộc cảnh báo các doanh nghiệp khi sản xuất, kinh doanh cần phải tính đến sự bất lợi, tiêu cực của cuộc thương chiến, không nên chủ quan cho rằng chúng ta được hưởng lợi từ cuộc thương chiến này.

Xem thêm:

Hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ tràn vào Việt Nam

Trước những biến căng thẳng của cuộc chiến Thương mại Mỹ – Trung, Đồng nhân dân tệ đang có dấu hiệu giảm giá, tăng nguy cơ hàng hóa Trung Quốc giả mạo xuất xứ tràn vào Việt Nam.

Nguyên nhân trực tiếp khiến Đồng NDT liên tiếp giảm giá là do Mỹ tố cáo Trung Quốc chủ động thao túng tiền tệ, tức là làm mất giá NDT tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Nhưng thực tế cho thấy, đồng NDT cũng mất giá thực sự chứ không chỉ do họ chủ động.Với tình trạng này, Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh khi xuất khẩu hàng ra nhiều nước nhưng cũng là nguy cơ rút lui của làn sóng FDI tại quốc gia này.

Hiện tại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam. Do đó, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ nhập siêu và sự cạnh tranh khốc liệt khi hàng Trung Quốc giá rẻ liên tiếp tràn vào thị trường. Đáng lo lắng hơn là hiện tượng hàng Trung Quốc giả mạo hàng hóa có xuất xứ “Made in Vietnam” để hưởng ưu đãi thuế khi xuất ra nước ngoài.

hàng Trung Quốc gian lận xuất xứ

Thậm chí hàng nhập về đã kèm cả phiếu bảo hành bằng tiếng Việt với đủ thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ doanh nghiệp, trung tâm bảo hành tại Việt Nam… để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu. Ngoài ra, cũng có trường hợp doanh nghiệp nhập hàng từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài… nhưng sau đó thay nhãn mác mới ghi “made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” khi bán tại thị trường nội địa.

Vì vậy, trước thực trạng này, các doanh nghiệp phải tự mình nâng cao chất lượng, uy tín thương hiệu của hàng hóa Việt Nam để cạnh tranh một cách lành mạnh với các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng sẽ phải tăng cường hơn nữa các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam để tránh những tổn thất đến người tiêu dùng.

Xem thêm:

Bàn về các quy định “Made in Vietnam”

Theo Dự thảo Thông tư của Bộ Công Thương về hàng hóa “Made in Vietnam”, nhiều quan điểm cho rằng con số 30% VAC có quá thấp để công nhận sản phẩm có xuất xứ Việt Nam.

Như thông tin đã đưa, vào chiều 14/8 vừa qua, Bộ Công Thương đã có buổi trao đổi với báo chí về dự thảo Thông tư quy định hàng “Made in Vietnam”, cụ thể là các quy định xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Trả lời về thời gian đưa ra dự thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Trần Quốc Khánh cho biết, trong việc quy định thế nào là hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam, Bộ trước đó đã đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, các văn bản này chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu để hưởng ưu đãi thuế. Với hàng hóa sản xuất và sau đó lưu thông trong nước, việc ghi nước xuất xứ được thực hiện theo Nghị định số 43/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, là lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, không phải của Bộ Công Thương. Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc tự xác định và chịu trách nhiệm về nước xuất xứ hàng hóa phát sinh khá nhiều bất cập, do đó, Bộ Công Thương đã chủ động đề xuất nghiên cứu, dự thảo Thông tư lần này.

hàng hóa có xuất xứ Việt Nam

Về quy định chỉ cần hàm lượng 30% đã được coi là hàng hóa Việt Nam, Thứ trưởng cho biết dự thảo Thông tư này được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của ta chỉ cần đáp ứng VAC 30% là được các nước bạn hàng công nhận là xuất xứ Việt Nam. Đặt ra mức cao hơn không phải điều khó khăn, muốn cao hơn vẫn có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên, nếu quy định ở mức cao hơn, sẽ xuất hiện tình huống cả thế giới công nhận nhưng riêng Việt Nam lại không công nhận một sản phẩm nào đó là sản phẩm của mình.

Thực tế cả Mỹ lẫn Thụy Sĩ, trong đàm phán với Việt Nam, đều tha thiết đề nghị ta áp dụng quy tắc VAC 30% hay chuyển đổi mã số hàng hóa cho tuyệt đại đa số sản phẩm công nghiệp của họ, không ai đề nghị 50% hay 60% cả, trừ đối với một vài mặt hàng cực kỳ nhạy cảm như may mặc, ô tô.

Về ý kiến lo ngại, việc tự xác định và ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” không biết có đảm bảo chính xác không và khả năng Nhà nước có cơ quan đứng ra đánh giá và cấp giấy công nhận, Thứ trưởng Khánh cho biết, ban soạn thảo chưa bao giờ tính đến khả năng này bởi cơ chế “đánh giá – công nhận” sẽ thực sự là gánh nặng cho cả doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý. Vì vậy, khi thông tư này chính thức ban hành, việc thực hiện dựa trên sự tự giác của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ can thiệp để phân xử khi phát sinh tình huống cần thiết.

Xem thêm:

Đăk Lăk – kênh đầu tư địa ốc phong phú

Với lợi thế về quỹ đất, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch, các tỉnh Tây Nguyên là lựa chọn hợp lý trong giá cả cho các nhà đầu tư bất động sản; mua vào rồi chờ thời cơ bán ra hoặc tiến hành những dự án có tác động lớn đến diện mạo khu vực. Trong đó, Đăk Lăk đang là điểm dừng chân của nhiều dự án tầm cỡ.

Sự dịch chuyển của làn sóng đầu tư

Được biết, trong báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng chỉ ra sự bùng nổ cơn sốt đất nền từ đầu năm 2019 diễn biến mạnh mẽ tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, và lan lan rộng ra cả các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

xu hướng đầu tư bất động sản Tây Nguyên

Như các chuyên gia đã nhận định, đầu tư bất động sản tỉnh lẻ nói chung là sự lựa chọn an toàn đối với các nhà đầu tư vì giá đất mềm, quỹ đất sạch còn nhiều và đa dạng, dư địa tăng giá lại ổn định nên phù hợp với số đông, nhất là người mới tham gia thị trường.

Mặt khác, thực tế cho thấy khu vực Tây Nguyên đang thiếu trầm trọng các dự án nhà ở, khu đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chất lượng sống của những người khá giả trên địa bàn. Do đó, đây là cơ hội để nhà đầu tư phát triển dự án nhà ở, thương mại, thậm chí là cả du lịch,…

Tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Trước hết, phải kể đến lợi thế về tài nguyên thiên nhiên tiềm năng phát triển nông nghiệp. Với diện tích tự nhiên rộng lớn, khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, vùng đất này hoàn toàn có nền móng để hình thành một nền công nghiệp hiện đại. Hiện Đăk Lăk là tỉnh trọng điểm phát triển cây cà phê, tiêu, cao su, bơ của cả nước, trong đó cà phê đã định hình được thương hiệu trên thị trường quốc tế; người ta vẫn gọi đây là “thủ phủ cà phê”.

Ngoài ra, Đăk Lăk còn là miền đất hứa trong phát triển năng lượng tái tạo. Cụ thể, khảo nghiệm cho thấy năng lượng mặt trời ở đây dao động từ 4,3 – 5,7 triệu kwh/m2, số giờ nắng cao đạt từ 2.000 – 2.600 giờ/năm; điện gió có tổng công suất quy hoạch là 1.452 MW, tập trung tại các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ. Với những thông số này, việc hình thành những cánh đồng điện gió, điện mặt trời sẽ rất khả thi, đưa Đăk Lăk trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của cả nước.

Đăk Lăk mang nhiều giá trị văn hóa

Hơn nữa, nếu xét về du lịch thì địa phương này còn là nơi có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc thu hút du khách nhờ nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kết hợp nền văn hóa độc đáo. Trong bối cảnh bất động sản du lịch thăng hoa thì đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư cân nhắc, bởi khách quan mà nói, vùng đất này là nơi quy tụ những tinh hoa văn hóa đặc thù của cộng đồng người khu vực Tây Nguyên.

Sự vượt trội trong hệ thống hạ tầng giao thông cũng là lợi thế giúp Đăk Lăk làm tốt nhiệm vụ thu hút đầu tư. Nhờ vào sân bay và các tuyến quốc lộ có ý nghĩa liên kết, việc di chuyển từ Đăk Lăk đến các tỉnh thành khác như Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng,… đều rất thuận lợi.

Tạo bước nhảy vọt cho thị trường bất động sản

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 vừa diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đăk Lăk đã trao Quyết định Chủ trương đầu tư cho 40 dự án với tổng vốn đăng ký là 71.619 tỷ đồng.

nhiều dự án quy mô tại Đăk Lăk

Trước đó, tỉnh cũng đã phê duyệt quyết định đầu tư 100 dự án trên địa bàn với tổng số vốn hơn 4.000 tỷ đồng. Nổi bật như Khu công nghiệp Phú Xuân tại huyện Cư M’gar; Nhà máy điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn AES (Mỹ); Nhà máy cấp nước sạch tại huyện Krông Ana… Đặc biệt, dự án Khu du lịch sinh thái, sân golf hồ Ea Kao với diện tích 400 ha được kiến tạo để trở thành sân golf 27 lỗ và khu biệt thự nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế.

Hàng loạt các dự án tầm cỡ được phê duyệt đầu tư đã thu hút các nhà phát triển bất động sản đến thị trường này để tìm kiếm cơ hội mới, hứa hẹn sẽ có sự hoàn thiện diện mạo đáng kể cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ khi chọn mua nhà đất ngoại tỉnh bởi không phải đất ở khu vực nào của các tỉnh lẻ cũng có tính thanh khoản cao. Dù giá mềm nhưng nếu không phù hợp với đặc tính của dân cư trong tỉnh thì việc ra hàng sẽ rất khó khăn. Do đó, trước khi rót tiền, nhà đầu tư nên nghiên cứu và khảo sát kỹ thị trường.

Xem thêm:

Long An trải đều sức nóng bất động sản

Lợi thế từ hạ tầng và tầm giá, Long An cùng với Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai đang tạo nên không khí sôi động của thị trường bất động sản vùng ven giữa lúc nhà đất Tp. Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn trầm lắng kéo dài. Sức hút của bất động sản Long An có đặc thù trải đều lên các huyện trên địa bàn, đặc biệt là khu vực giáp ranh Thành phố. Nơi đây không chỉ sốt ở phân khúc đất nền, nhiều tay chơi địa ốc cũng đã bắt đầu chiến lược đầu tư dài hơi với những dự án quy mô bậc nhất.

Bến Lức – Ẩn số thú vị

Bến Lức là huyện cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về hướng Tây Nam và cách Thành phố Tân An 15 km về hướng Đông Bắc. Từ vị trí địa lý, có thể nhận thấy vai trò trung gian về chuyển tiếp kinh tế, văn hóa giữa khu vực các tỉnh miền Tây và Tp. Hồ Chí Minh. Việc tận dụng lợi thế này kết hợp với sự đồng bộ, mở rộng trong hệ thống giao thông sẽ là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội trong tương lai cho tỉnh nhà cũng như lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

hạ tầng Bến Lức

Với danh nghĩa là “tân binh” trên thị trường bất động sản, tuy nhiên dưới góc nhìn của các chuyên gia, Bến Lức được đánh giá rất cao về tiềm năng, hứa hẹn sẽ còn tạo ra những cú hích bất ngờ, mang lại giá trị bền vững, một phần cũng nhờ vào những tác động tích cực từ chính sách giãn dân của Tp. Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh đang dần quá tải về dân cư, không gian sống trở nên chật hẹp và gò bó, Chính phủ đã tiến hành chỉ đạo triển khai các đô thị vùng ven nhằm giải tỏa áp lực cho trung tâm thành phố. Do đó, đã tạo nên làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ, nhiều người đổ về khu vực giáp ranh để giải quyết vấn đề an cư. Bến Lức sở hữu sự thuận lợi trong di chuyển, dồi dào về quỹ đất, trở thành miền đất hứa cho nhiều người.

Nắm bắt nhanh xu hướng và lượng nhu cầu tại đây, nhiều chủ đầu tư đã nhanh tay triển khai các dự án khu đô thị có quy mô và tiềm năng hấp dẫn như: Trần Anh Riverside, Long Hội City, Phố thương mại Nam Khang,…

Đức Hòa – thị trường sôi động

Theo các thông tin có được, phân khúc giao dịch chủ yếu là những lô đất nền trong khu dân cư hiện hữu có diện tích khoảng 100m2 với giá từ 1 – 1,4 triệu đ/m2 (đã bao gồm phí chuyển nhượng).

bất động sản Đức Hòa

Theo đánh giá chung, nhưng lô đất như vầy rất được lòng khách hàng vì có kết quả đầu tư khá hiệu quả. So với cùng kỳ năm trước, các lô đất tại đây đã tăng giá từ 30 – 40%. Bên cạnh lợi thế về giá thì việc chuyển nhượng cũng dễ hơn, phù hợp với chiến lược “lướt sóng”. Tuy nhiên, số lượng dự án mới ra mắt trên thị trường cũng không còn khan hiếm như trước, điều này mở ra tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư. Những cái tên như Bella Vista, Hưng Long Residence, Golden Star Riverside, Galaxy Hải Sơn,… đều là ứng viên sáng giá cho lựa chọn nhà đất tại đây.

Hơn thế, hưởng lợi từ chính sách phát triển của tỉnh Long An, khu vực này không những gần các khu công nghiệp mà còn khá gần với Tp. Hồ Chí Minh, giao thông thuận lợi, có bệnh viện đa khoa, làng đại học… và đặc biệt với tầm giá “mềm” như này rất phù hợp với thu nhập và khả năng của nhiều người lao động tại địa phương.

Cần Đước – tiềm năng hứa hẹn

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện sở hữu nhiều tuyến đường quan trọng đối với kinh tế – xã hội như Quốc lộ 50, Quốc lộ 1, các đường tỉnh: 826, 835, 830, 826B được mở rộng, nâng cấp,…

Cần Đước - Long An

Hai năm trở lại đây, tình hình thị trường đất đai tại Cần Đước có chiều hướng tăng liên tục. Ban đầu chỉ dịch chuyển ở mức nhẹ từ 10-15%, giá đất nền giao động vào khoảng 5,5 – 7 triệu đồng/m2. Nhiều nhà đầu tư đã nhận được tín hiệu và bắt tay vào công cuộc đầu tư lướt sóng đất nền tại đây. Đặc biệt, khi các dự án khu đô thi dần bước vào giai đoạn được cấp phép xây dựng. Đặc biệt là vào đầu năm 2019, con số chênh lệch đã đạt đến ngưỡng 40%, giá đất đã tăng lên trong khoảng giao động từ 9- 13 triệu đồng/m2. Với đất của các dự án đẹp, thay vì 300 – 500 triệu như trước đây thì người mua bây giờ cần phải chuẩn bị ít nhất là 700 triệu đến 1 tỷ đồng.

Cần Giuộc – điểm sáng đầu tư

Xét về vị trí địa lý, Cần Giuộc sở hữu ưu thế khi chỉ cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh chưa đầy 20km, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, vận tải, kho bến thủy,… Đây cũng là khu vực có nhiều khu công nghiệp và nhiều khu nhà xưởng lớn nhỏ khác đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 40.000 lao động.

Cần Giuộc hứa hẹn nhiều tiềm năng bất động sản

Hạ tầng cũng chính là yếu tố chi phối không nhỏ đến sức hút của thị trường nhà đất tại đây. Hệ thống giao thông tại Cần Giuộc được đầu tư xây dựng toàn diện, nhất là các trục giao thông kết nối với cụm, KCN.

Cần Giuộc đã và đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư, không chỉ với các nhà đầu tư công nghiệp trong nước và quốc tế, nơi đây còn là điểm đến của các “ông lớn” bất động sản với những dự án quy mô. Đơn cử như Vạn Thịnh Phát đầu tư hơn 36 dự án với hơn 2.000ha, bao gồm dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án khu dân cư, thương mại, dịch vụ. Him Lam cũng đã đề xuất thành lập khu kinh tế mở có tổng diện tích hơn 32.300 ha tại hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước.

Xem thêm:

Giải mã sức hút của thị trường nhà đất Long An

Nhiều dự án đất nền sổ đỏ, hạ tầng được đầu tư tốt vẫn âm thầm tăng giữa các giai đoạn, mức tăng cao nhất có thể lên đến 30% – 40% trong vòng 6 – 12 tháng.

Trước những dấu hiệu chững lại của nhà đất Tp. Hồ Chí Minh, bất động sản Long An trở thành điểm đến tiềm năng cho việc giải quyết áp lực quỹ đất, chính sách giãn dân từ khu trung tâm khiến thị trường vùng ven diễn biến sôi động. Việc Tp. Hồ Chí Minh thực hiện quy hoạch mở rộng vùng đô thị về phía Nam, gồm một số huyện của tỉnh Long An như Thủ Thừa, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Huệ…đã góp phần tạo ra một mặt bằng giá mới cho khu vực này, tăng lên từ 15-20% so với đầu năm 2019.Các chuyên gia lẫn nhà đầu tư đều đánh giá đây là chiếc bánh ngon tiềm ẩn nhiều sức hút, có thể đem về lợi nhuận đầy hứa hẹn.

Cú hích từ hạ tầng

Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí nằm giữa khu vực tiếp giáp với TP HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang… Long An hiện được đánh giá là tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất nhì khu vực Tây Nam Bộ.

Một số ý kiến từ phía chuyên gia quy hoạch khác cho thấy đến nay, Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030 và cũng đã sẵn sàng cho việc đón làn sóng đầu tư từ TP.HCM lan toả đến. Nếu như hiện nay, tại Long An, các dự án khu đô thị ở Thành phố Tân An đang “làm mưa làm gió” trên những cung đường đắc địa thì những huyện lân cận cũng đang sôi động không kém bởi nhà đầu tư đón đầu xu hướng đã nhanh chân với quỹ đất dồi dào.

hạ tầng Long An

Cụ thể, tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương đã đưa vào khai thác, Quốc lộ 1A hoàn thành đầu tư mở rộng, còn dự án Quốc lộ N2 đã hoàn thành xây dựng đoạn Đức Hòa-Mỹ An, tuyến Quốc lộ N1 đang trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Theo quy hoạch, tuyến N2 đóng vai trò trục mới của vùng ĐBSCL, 2 tuyến Quốc lộ 50 và 62 từng bước được nâng cấp.
Ngoài ra, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đang được thi công xây dựng, đây là công trình có ý nghĩa kết nối địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai.

Quan trọng hơn hết, mới đây, TP.HCM vừa làm việc với các tỉnh, thành trong vùng về việc điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư đến 5 tỷ USD. Tuyến đường sắt này đi qua địa bàn TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhìn vào một mạng lưới hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư một cách mạnh mẽ như trên, sẽ là động lực để thị trường bất động sản của tỉnh này tăng trưởng trong tương lai gần

Sức hút từ tầm giá

Trong bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh dần cạn kiệt quỹ đất, nhiều ông lớn đổ về Long An để đầu tư dự án vì giá đất rẻ, hạ tầng đã kết nối hoàn thiện, và dễ dàng đầu tư, ngay cả những người có thu nhập trung bình cũng có khả năng sở hữu bất động sản tại đây. Chính vì vậy, không chỉ riêng gì Thành phố Tân An, các huyện như Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Trong một một so sánh nhỏ cũng có thể nhận thấy, Cần Giuộc có quãng đường di chuyển về trung tâm quận 1 gần hơn song lại có giá đất thấp chưa bằng một nửa huyện Hóc Môn. Điều này cho thấy, giá đất tại tại Long An đang thực sự hấp dẫn so với những gì mà địa phương sở hữu.

Tốc độ sinh lời nhanh chóng

Phúc An City tại Long An

Ghi nhận gân đây chỉ ra mặt bằng giá bất động sản Long An đang có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng, hiện nay, đất nông nghiệp tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh có giá khoảng 1 tỉ đồng/1.000m2. Còn tại các vùng ranh TP.HCM như Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, con số đó tăng từ 2-3 lần. Một khách hàng ở TPHCM cho biết: “Nếu như đầu năm 2018, đất ở sôi động chưa nhiều thì từ giữa năm 2018 đến nay, đất bắt đầu tăng giá vùn vụt, có thể tăng từ 50-100%. Bình quân 1 lô đất ngang 5m, dài từ 20-30m ở các phường hoặc xã gần trung tâm Thành phố Tân An có giá tầm 800 triệu đến 1,5 tỉ đồng”.

Không chỉ sốt đất ở khu vực khu dân cư mà ngay cả dự án nhà ở cũng sốt không kém. Nền nhà của một số đường tại các KDC ở Đức Hoà có giá khá cao, từ 2-6 tỉ đồng, các KDC khác cũng có mức giá cao tương đương tùy vị trí. Theo ghi nhận, mức giá tại Cần Đước đang có mức tăng khá mạnh so với giữa năm 2018, tăng khoảng 30 – 40 triệu/m2.

Nguyên nhân tăng giá như hiện nay được cho rằng là kết quả từ sự rà soát, siết chặt pháp lý trong thời gian gần đây. Nguồn cung đạt chuẩn dần trở nên khan hiếm trên thị trường, do đó tạo cơ hội để giá được thổi lên cao. Nhiều dự án đất nền sổ đỏ, hạ tầng được đầu tư tốt vẫn âm thầm tăng giữa các giai đoạn, mức tăng cao nhất có thể lên đến 30% – 40% trong vòng 6 – 12 tháng.

Giá rẻ, tiềm năng lớn nhưng không đồng nghĩa với việc đổ vốn vào đây sẽ an toàn tuyệt đối. Nắm vững rủi ro trong đầu tư bất động sản vẫn là điều mà nhà đầu tư nên tự trang bị để tránh trường hợp vướng bẫy cò mồi hoặc gặp khó khăn trong câu chuyện tài chính.

Lợi thế từ vị trí, kinh tế cùng những chính sách đầu tư, phát triển hạ tầng, Long An mở ra những hi vọng vô cùng tốt đẹp về một diện mạo ngày càng hoàn thiện trong tương lai. Thực tế, sức hút của Long An có được bây giờ phần lớn nhờ vào sự nỗ lực thay đổi, kèm theo các yếu tố may mắn nhờ hưởng lợi từ các dự án giao thông đô thị mở rộng của Tp. Hồ Chí Minh khiến cho Long An có một hệ thống hạ tầng giao thông cực kỳ phát triển. Do đó, những dòng vốn đầu tư đổ về vùng đất này ngày một nhiều, liên tiếp các khu công nghiệp mọc lên, thu hút nhiều dự án bất động sản quy mô.

Xem thêm:

Nhận diện tiềm năng bất động sản du lịch Bà Rịa Vũng Tàu

Được nhìn nhận như một thị trường nghìn tỷ thế nhưng Bà Rịa Vũng Tàu lại đóng vai nàng công chúa ngủ trong rừng suốt nhiều năm. Chỉ đến khi kênh đầu tư bất động sản du lịch chạm ngưỡng thăng hoa thì miền đất này mới thực sự sống lại lần nữa.

Một nhận định khách quan đối với thị trường bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu là dư thừa tiềm năng nhưng thiếu hụt động lực. Mặc dù khởi sắc nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, nhiều nhà đầu tư đang lãng phí với chính cơ hội của mình.

Tiềm năng vượt trội

Về hạ tầng, Bà Rịa Vũng Tàu chiếm ưu thế khi thuận lợi di chuyển đến Tp. Hồ Chí Minh nhờ các tuyến đường trọng điểm như cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51,…Các tuyến đường này còn là kênh kết nối hàng đầu giữa địa phương và các tỉnh thành lân cận. Việc đầu tư vào dự án sân bay chuyên phục vụ khách du lịch với vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ, tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, cảng biển đón khách du lịch và phục vụ logistics,…sẽ góp phần đưa hạ tầng Bà Rịa Vũng Tàu lên một tầm cao mới, mang ý nghĩa quan trọng trong liên kết vùng và khu vực.

hạ tầng Bà Rịa Vũng Tàu

Về cảnh quan thiên nhiên, với 42 km bờ biển, hệ thống núi kỳ vĩ, phong phú, nhiều bãi tắm đẹp và nguyên nét hoang sơ, Bà Rịa Vũng Tàu hoàn toàn có đủ điều kiện để khai thác sâu hơn, cao cấp hơn về du lịch nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu còn là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê, năm 2017, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp mới 69 dự án đầu tư, trong đó có 29 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD và 40 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 29.000 tỷ đồng.
Hiện trên địa bàn đang có 2 khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Đông Xuyên (160 ha), Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn (1.250 ha) và hơn 10 cảng biển và cảng sông phục vụ ngành dầu khí, quốc phòng, đóng tàu và xuất nhập khẩu.

Giới chuyên gia nhận định, “tổ hợp” về kinh tế hạ tầng trên đây là yếu tố thuận lợi hàng đầu cho địa ốc Bà Rịa Vũng Tàu khởi sắc.

Đi tìm động lực

Nhìn lại những gì đang có của Bà Rịa Vũng Tàu, chắc hẳn không ít nhà đầu tư tự cảm thấy mình đã bỏ lỡ một cơ hội vàng để đầu tư sinh lợi khi để thị trường này yên ắng quá lâu. Sự thiếu hụt những dự án quy mô về du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, giáo dục,…là minh chứng rõ ràng nhất.

Bà Rịa Vũng Tàu cần động lực cho bất động sản

Ông Nguyễn Tấn Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Vinh Phong cho biết, Vũng Tàu có vị trí địa lý, lợi thế thiên nhiên không phải tỉnh nào cũng có. Thế nhưng, chính sách hút đầu tư vào lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng của địa phương này khá hạn chế.

“Ở các thành phố du lịch, họ đều quan tâm xây dựng các khu vui chơi, giải trí, các dự án trung tâm hội nghị, hội thảo để thu hút du lịch, các bệnh viện hiện đại, cơ sở giáo dục đẳng cấp quốc tế… Thế nhưng, Vũng Tàu lại chưa đáp ứng những điều kiện này. Thêm nữa, nhìn tổng thể dải bờ biển TP. Vũng Tàu tuy dài và đẹp, nhưng lại thiếu bãi tắm cho du khách. Nhìn chung, thành phố này thiếu quy hoạch bài bản cho du lịch”, ông Thanh nói.

Tuy nhiên, gần đây, một tín hiệu đáng mừng là Bà Rịa Vũng Tàu đang đứng trước nhiều cơ hội để lột xác khi nút thắt nguồn cung đã được tháo gỡ, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đã mạnh dạn hơn để triển khai trên quy mô lớn. Cùng với đó, hạ tầng vẫn trong giai đoạn tiếp tục nâng cấp, hứa hẹn sự thay da đổi thịt xứng tầm với tiềm lực vốn có của dải đất này.

Xem thêm:

Bà Rịa – Vũng Tàu đứng trước cơ hội “lột xác”

Được đánh giá là thị trường tiềm năng trong bối cảnh bất động sản du lịch thăng hoa, Bà Rịa Vũng Tàu thời gian gần đây liên tiếp đón nhận làn sóng quan tâm từ các nhà đầu tư lớn, nhiều dự án quy mô đang dần lộ diện.

bất động sản du lịch Bà Rịa Vũng Tàu

Sự góp mặt của nhiều dự án

Từ năm 2016, dù có hơn 100 dự án triển khai nhưng bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu hầu như vẫn chưa đạt được sự khởi sắc như kỳ vọng vì chủ yếu là khu dân cư và căn hộ, tầm 5 – 7 dự án nghỉ dưỡng tiêu chuẩn được công bố song lại chưa đi vào hoạt động. Tình thế bắt đầu thay đổi khi kế hoạch triển khai các dự án lớn được loạt chủ đầu tư trong và ngoài nước công bố, giải quyết được nút thắt “nguồn cung”.Cụ thể:

  • Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm (HTP) thông báo sẽ khởi công thêm 1 dự án condotel và khu biệt thự nghỉ dưỡng gồm 164 căn hộ nghỉ dưỡng, 36 biệt thự hai tầng tách biệt và 8 biệt thự bờ biển mang thương hiệu Kahuna Hồ Tràm Strip với quy mô vốn cam kết 4 tỷ USD tại khu vực Xuyên Mộc, Vũng Tàu.
  • Dự án căn hộ Gallery Villa nằm tại sân gôn The Bluffs và tòa khách sạn thứ hai The Beach Club 559 phòng.
  • Tập đoàn Tuần Châu cũng đã đề xuất xây dựng một tổ hợp bất động sản nghỉ dưỡng lớn với quy mô cho khoảng 7.500 người định cư và 12.000 lượt khách lưu trú một ngày đêm.
  • Các tòa nhà của Dự án Trung tâm đô thị Chí Linh do Công ty cổ phần Bất động sản DIC làm chủ đầu tư
  • Khu phức hợp Cap Saint Jacques có tổng diện tích 11.306m2, cách bãi tắm Thuỳ Vân 50m.
  • Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao Vũng Tàu Regency do Công ty TNHH AllGreen Vượng Thành – Trùng Dương kết hợp cùng Công ty Bất động sản Danh Khôi Việt (DKRV) phát triển.

Ngoài ra, thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, hiện có khá nhiều doanh nghiệp uy tín trong ngoài nước bày tỏ mối quan tâm tới việc đầu tư tại khu vực này như Sebrina Holdings Pte Ltd (Singapore); VinaCapital Investment Management Ltd; Novaland, Vingroup… Sự đổ bộ của những cái tên này đã phần nào thay sắc cho “bộ mặt” nhà đất tại đây.

Động lực tăng giá

Thực tế, Bà Rịa Vũng Tàu sở hữu nhiều ưu thế vượt trội để phát triển du lịch, xứng tầm thị trường hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những thế mạnh này ngủ quên trong nhiều năm, chỉ đến khi bất động sản du lịch sôi động trở lại, thị trường truyền thống không còn nhiều khả năng đáp ứng nguồn cung, nhà đầu tư mới một lần nữa nhìn nhận lại miền đất hứa Bà Rịa Vũng Tàu.

Bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu đứng trước nhiều cơ hội

Tuy nhiên, sự đổ bộ của nhiều nhà đầu tư thời gian gần đây cho thấy, thị trường bất động sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang định hình và phát triển trở lại, thay vì chỉ bó hẹp ở phân khúc đất nền, chung cư với những thương hiệu cũ như DIC, Quang Hưng, HDTC, IDICO…, thì nay đã có sự gia nhập của một số tên tuổi lớn ở phân khúc nghỉ dưỡng. Và theo quy luật tự nhiên, đây chính là tiền đề cho sự tăng giá nhanh chóng.

Ghi nhận cho thấy, tại một số khu vực ven và khu vực thuộc TP. Vũng Tàu, mỗi lô đất từ 50 – 100m2 có giá dao động khoảng từ 1 – 2 tỷ đồng. Trong khi đó, tại các tuyến đường khu vực trung tâm TP như Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo,…, mỗi lô đất khoảng 200 – 300m2 tùy từng ví trí có giá dao động khoảng 6 – 7 tỷ đồng. So với thời điểm trước đây, mức giá này được cho là tăng khá cao, khoảng 10 – 20%.

Gần đây, sự chú trọng đầu tư vào hạ tầng, đẩy mạnh kết nối cũng góp phần không nhỏ đẩy giá trị bất động sản lên cao hơn. Bà Rịa Vũng Tàu giờ đây đang ở một vị thế rất khác trên bản đồ địa ốc, đặc biệt là thị trường du lịch nghỉ dưỡng. Ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhận định, tiềm năng lợi thế và nhu cầu giao dịch bất động sản của tỉnh đang rất lớn, nhất là khi tuyến cao tốc và đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, cũng như sân bay Quốc tế Long Thành… hoàn thiện, dự báo sẽ mở ra nhiều cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản tại đây.

Xem thêm:

Bình Dương và câu chuyện nguồn nhân lực

Bình Dương hiện nay đang là tỉnh thành đứng thứ ba cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau Hà Nội và TP.HCM) với 3.644 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 32,93 tỷ đô la Mỹ.

Trước những sức hút về kinh tế và hạ tầng, bất động sản Bình Dương nói chung và bất động sản công nghiệp Bình Dương nói riêng đang đạt được mức sôi động đáng ghi nhận. Một phần lớn sự sôi động này nhờ vào lượng người lao động về đây sinh sống, làm việc khiến nhu cầu nhà ở lên cao. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung, dù tăng qua các năm nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải đối mặt với khó khăn thiếu hụt nhân lực.

Trong các buổi tiếp xúc giữa UBND tỉnh Bình Dương với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Bình Dương, đại diện đến từ các doanh nghiệp đã chia sẻ thẳng thắn những vướng mắc trong quá trình đầu tư, đồng thời cũng đề ra một số kiến nghị tháo gỡ. Những bất cập này nếu không giải quyết kịp thời có thể cũng sẽ trở thành nỗi lo của nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác.

Theo chia sẻ, các doanh nghiệp phần đa đều gặp khó khăn về hệ thống đường giao thông, điện, vấn đề đầu tư tại các khu công nghiệp, các thủ tục liên quan đến đất đai, vấn đề y tế cho người nước ngoài và đặc biệt là nguồn nhân lực. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng ngoại ngữ (tiếng Hàn) đang thiếu hụt số lượng lớn.

Bình Dương khát nhân lực

Ông Kim Won Sik (Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Bình Dương) cho rằng muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì trước hết phải có được cho mình một đội ngũ nhân sự có chất lượng, đó chính là vấn đề cốt lõi. Tuy nhiên, trên thực tế, để tìm được những nhận viên đạt yêu cầu như vậy là điều không hề dễ dàng. “Chúng tôi biết vấn đề này là các doanh nghiệp phải chủ động nhưng việc phát triển của các doanh nghiệp có tốt thì nền kinh tế của tỉnh Bình Dương mới phát triển mạnh. Chính vì thế, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng nên có kế hoạch và giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp để chúng tôi và doanh nghiệp nước ngoài nói chung được yên tâm đầu tư lâu dài tại tỉnh Bình Dương”, ông Kim Won Sik nói.

Cũng tại buổi gặp gỡ, ông Trần Văn Nam – Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã gửi lời cảm ơn đến các doanh nghiệp vì những ý kiến đóng góp và thay mặt các ban ngành chức năng, ông ghi nhận những thiếu sót trong thời gian vừa rồi. Ông Nam cho rằng các vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải có thể giải quyết được ngay khi vấn đề phát sinh, tuy nhiên trong quá trình xử lý còn thiếu sự phối hợp nên chưa đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời ông khẳng định trong thời gian tới, các vấn đề này sẽ được khắc phục, đảm bảo cho việc phát triển của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế tỉnh nhà.
Bàn về sự thiếu hụt nhân lực, ông Nam nhấn mạnh: “Nguồn nhân lực mà đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là bài toán tổng hợp đặt ra cho lãnh đạo tỉnh Bình Dương nhiều việc phải làm. Tỉnh coi đây là trách nhiệm và nghĩa vụ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.”

Trong thời gian tới, nếu nhanh chóng giải quyết câu chuyện về nguồn nhân lực, Bình Dương sẽ ngày càng có cơ sở để duy trì nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Điều này tạo động lực không nhỏ để tăng cường sức hút với nhà đầu tư cũng như tạo bước tiến vượt trội hơn cho thị trường bất động sản.

Xem thêm: